Sử dụng màng lọc sinh học MBR cho các bể sinh học hiếu khí thể động kết hợp với quy trình SBR sục khí và công nghệ dòng chảy gián đoạn được coi là công nghệ hiệu quả nhất trong xử lý nước thải. Màng lọc sinh học MBR cho hiệu quả rất cao trong việc khử các chất hữu cơ, vô cơ, các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải xử lý bằng công nghệ MBR không những đáp ứng được tất cả các yêu cầu về nước thải theo QCVN, mà còn có thể tái sử dụng cho việc tưới cây, phun nước tưới bụi đường, rửa xe, trộn bê tông, xả toalét …

           

             Lắp đặt màng lọc sinh học MBR trong bể sinh học

   1. Ưu điểm của màng sinh học MBR

 

       Màng lọc sinh học MBR xử lý nước thải hiệu quả

          Khối hình hộp tấm lọc sinh học MBR

Tăng hiệu quả xử lý bằng sinh học lên từ 10 tới 30%
Tỉ số F/M thấp=> lượng bùn thải sinh ra thấp 
Bùn hoạt tính tăng từ 2-3 lần
Tải trọng chất hữu cơ cao
Không phụ thuộc khả năng lắng 
Tiết kiệm diện tích xây dựng hơn ½ so với công nghệ truyền thống 
Chất lượng nước sau xử lý cao
Hoạt động dễ dàng
Qúa trình kiểm tra, làm sạch, sửa chữa, bảo trì, thay thế thuận tiện 

2. Nhược điểm
Chi phí đầu tư ban đầu cao, 
Cần nhu cầu năng lượng cao để giữ cho dòng thấm ổn định,  
Màng lọc sau khi sử dụng một thời gian sẽ bị nghẹt 

3. Nguyên lý hoạt động  
Màng sinh học MBR tạo ra quá trình phân huỷ hiếu khí triệt để. Sản phẩm của quá trình này chủ yếu sẽ là khí CO2, sinh khối, vi sinh vật, các sản phẩm chứa nitơ và lưu huỳnh sẽ được các vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng NO3- , SO42-  và chúng sẽ tiếp tục bị khử nitrate, khử sulfate bởi vi sinh vật.  

 * Phương trình diễn ra như sau : 
 (CHO) nNS → CO2   +   H2O  + Tế bào vi sinh + Các sản phẩm dự trử +Chất ô nhiễm + NH4+ SO42-+ Năng lượng + ….. 

Đáp ứng được tiêu chuẩn rất khắc khe về chất lượng nước đầu ra, như coliform, vi khuẩn, khuẩn Coli…Nhờ vào hiệu suất khử chất lơ lửng và vi sinh cấp độ cao, nước sau xử lý có thể được tái sử dụng ngay cho các tòa nhà hay nhà máy nước tuần hoàn. Có thể được thiết kế để ứng dụng cho nhiều lĩnh vực với những đặc thù riêng và đòi hỏi chất lượng nước sau xử lý luôn ổn định.  

4. Nguyên nhân làm nghẹt màng 

- Sự hút bám của những phân tử lớn hoặc những hợp chất keo trên bề mặt ngoài và trong của màng.
- Sự dính bám và phát triển màng sinh học trên bề mặt màng.
- Sự đóng cặn của những hợp chất hòa tan trên bề mặt màng.
- Sự phân huỷ các hợp chất có khối lượng phân tử lớn trong các lỗ rỗng của màng 
- Sự lão hóa của màng. 

5. Làm sạch màng

Để kéo dai tuổi thọ cho màng, cần làm sạch màng vào cuối hạn dùng. Chọn cách rửa màng tối ưu tùy thuộc vào loại nước đầu vào.Thời điểm rửa màng xác định dựa theo đồng hồ đo áp lực. 

   a. Làm sạch bằng nước

Cách đơn giản là dùng bơm hút màng bơm nước sau xử lý vào trong màng làm đẩy cặn bám ra khỏi màng. 

 b. Làm sạch bằng cách ngâm trong dung dịch hóa chất

Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25~30 cmHg so với bình thường (ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng nước như trên) thì cần làm sạch màng bằng cách nhấc màng ra khỏi bể, vệ sinh sạch bề mặt bên ngoài rồi ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2~4 giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3~5g/L, thực hiện 6~12 tháng một lần).  

 
 Những tấm lọc sinh học MBR được làm sạch bằng chlorine
 

Những tấm lọc sinh học MBR được làm sạch bằng chlorine
 

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH


 

Công ty CP môi trường Công nghiệp xanh là công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên tư vấn, thiết kế và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về môi trường hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

 Lĩnh vực hoạt động chính: 

1. Tư vấn môi trường 
2. Thiết kế, thi công, xây lắp các công trình xử lý nước, khí, chất thải rắn
3. Cung cấp dịch vụ vận hành công trình xử lý môi trường 
4. Sản phẩm khác:
Thiết bị xử lý môi trường
Hệ thống điện – tự động hóa
Thiết bị cơ khí 

5. Dịch vụ bảo trì -bảo dưỡng 

Website: mtcnx.com 
Email: mtcongnghiepxanh@gmail.com 
Hotline 1: 0982 865 379 
 Hotline 2: 0914 343 645